8 điều cần làm khi bạn tức giận để tránh mang bệnh vào người

Tức giận là cảm xúc bình thường và cơ bản của con người, nhưng đôi khi nó sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu và có thể khiến bạn mắc thêm những bệnh nguy hiểm.

Cuộc sống hàng ngày không phải lúc nào cũng diễn ra trôi chảy, ổn thỏa như ý chúng ta mong muốn. Cuộc sống ngày càng gấp gáp, việc chúng ta đối diện với áp lực thường xuyên chắc chắn sẽ khiến chúng ta mệt mỏi.

Loading...

Không chỉ là một cảm xúc tiêu cực, bực tức còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho cơ thể, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng ta.

Tức giận có thể khiến cho hệ thống nội tiết bên trong cơ thể gặp vấn đề, ảnh hưởng tới các chức năng của các tế nào miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Tức giận dễ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

Nó có thể gây cho chúng ta nhiều bệnh nguy hiểm, ví dụ như tạo ra nếp nhăn, khiến cho da trở nên xuống sắc; gây ra những bệnh về tuyến giáp; tăng cường giáp; đẩy nhanh quá trình lão hóa; làm dạ dày tổn thương, viêm loét; thiếu máu cho tim, hệ thống miễn dịch bị suy giảm; rối loạn kinh nguyệt với phụ nữ, tổn thương vùng ngực .v.v..

Để tránh những hệ lụy tiêu cực mà tức giận gây ra với cơ thể, chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe ví dụ như:

– Không ôm sự bực tức khi đi ngủ: ngủ trong khi tinh thần không thoải mái vì cơn bực sẽ khiến cho tim đập nhanh, thở gấp, dễ gây ra mất ngủ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Nếu xảy ra tranh cãi trước khi ngủ, hãy cố gắng hít thật sâu, uống 1 chút nước hoa quả, bình tĩnh lại và cố gắng quên đi chuyện khó chịu đó.

– Nói không với lái xe khi giận: lái xe khi đang gặp sự tức tối trong người dễ khiến người cầm lái bị hạn chế về khả năng phán đoán tình huống, cũng như khó quan sát tầm nhìn.

–  Không giận cá chém thớt: không nên tìm cách chuyển sự bực bội mình đang có sang cho người khác. Đó không phải là cách tốt để giải tỏa căng thẳng, nó chỉ khiến cho những người thân, bạn bè của bạn dễ bị tổn thương hơn mà thôi.

–  Không nên trút giận vào đồ ăn: Khi giận dữ, người ta thường có xu hướng ăn nhiều món có chất béo cao, nhiều đường và dầu mỡ. Do đó bữa ăn thường sẽ thiếu lành mạnh và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

– Nên chủ động dừng tranh cãi: Càng giận dữ, chúng ta thường càng muốn thể hiện quan điểm của mình, nhưng khi ý kiến đã không đồng nhất và đi cùng 1 hướng, những lời nói trong lúc mất kiểm soát có thể khiến cho người đối diện bị tổn thương. Vậy cách tốt nhất là nên chủ động dừng tranh cãi.

Bạn nên chủ động là người dừng tranh cãi nếu có bất đồng xảy ra.

– Không tìm đến rượu: Việc mượn rượu giải sầu là hoạt động thường xuyên khi bực tức, và điều đó dễ khiến bạn bị mất kiểm soát dây thần kinh xung động. Do đó, rượu có thể khiến chúng ta mất suy nghĩ và ý thức đúng đắn, dễ dẫn tới hành động bốc đồng hơn.

– Chú ý tới huyết áp: Nếu bạn là người có huyết áp cao, bạn cần đặc biệt lưu ý, vì bực tức dễ khiến cho khả năng bị đột quỵ tăng thêm 3 lần và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng tăng gấp 5.

– Tránh đưa ra những quyết định quan trọng: Khi tức giận, lý trí thường sẽ bị cảm xúc chi phối, và chắc chắn những quyết định lúc này sẽ là những lựa chọn sai lầm. Do đó, hãy bình tĩnh lại và chỉ đưa ra quyết định khi đã thực sự loại bỏ được cơn giận.

Loading...