Bài cúng cô hồn – Hướng dẫn cách cúng cô hồn chuẩn xác
Bài cúng Cô hồn hàng tháng, không phải là một sự mê tín như bao nhiêu người đã lầm tưởng. Bởi vì, ở thế kỷ 21 này các nhà Ngoại Cảm trên thế giới và Việt Nam đã minh chứng được có thế giới của người chết.
Bên cạnh việc cúng cô hồn vào tháng Bảy thì người ta vẫn thường cúng vào ngày 16 âm lịch hằng tháng bởi dân gian quan niệm rằng vào ngày này, các vong linh còn vương vấn trên cõi trần mà chưa thể siêu thoát được. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng thêm các bài cúng ông táo khi đưa ông táo về trời và văn khấn mùng 1 hàng tháng để cầu được may mắn bình an đến với gia chủ
Cách cúng cô hồn Rằm tháng 7
Đồ cúng cô hồn luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã kèm theo là các món ăn… Đặc biệt, món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Theo các nhà phong thủy buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.
Thời gian: Buổi chiều tối các ngày mùng 1 đến 15/ 7 (âm lịch). Tuy nhiên, một số quan niệm cho rằng, thời gian cúng chuẩn nhất là từ mùng 2 đến 14/7 (âm lịch), vì ngày 15 Diêm Vương sẽ đóng cửa ngục lại, linh hồn nào không về kịp, sẽ vất vưởng trên nhân gian
Văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)
Lưu ý: Khấn ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính Lễ Mười Phương Tam Bảo Chứng Minh
Hôm nay ngày……Tháng…… Năm………………(Âm lịch)
Con tên là:…………………..tuổi……………….
Ngụ tại số nhà …, Đường…, Phường (xã)… , Quận (huyện ) ……………,Tỉnh (Tp):…………………
Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ.
Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.
Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.
Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
– Chân ngôn biến thực : (biến thức ăn cho nhiều)
NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG (7 lần)
Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)
NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA (7 lần)
Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng 7 lần)