ĐT Việt Nam và câu chuyện lên để xin về
30 cầu thủ được Park Hang Seo gọi lên tuyển Việt Nam để chuẩn bị cho lich bong da của AFF Cup 2018. Trong số đó có những cái tên không thoải mãn một số bởi họ chưa có tiếng.
Thực tế, những điều nói trên là điều không tránh khỏi và nó cũng đã xảy ra ở bất kỳ nền bóng đá nào chứ không phải ở Việt Nam. Vấn đề nằm ở chỗ, tính xây dựng cần được khu biệt với những góc nhìn tiêu cực hay những lập luận mang tính cục bộ.
Đã có những tranh cãi, những lập luận và cả những biện chứng để chứng minh HLV Park Hang Seo không gọi cầu thủ A, cầu thủ B,… lên ĐTQG là sai lầm và đó là sự bỏ qua đáng tiếc. Thậm chí, có người còn vẽ ra đội hình 11 cái tên “ngồi ở nhà” để so sánh với những cầu thủ đã được gọi lên tuyển mới đây.
Cần phải khẳng định, HLV Park Hang Seo, BHL… là những người có toàn quyền quyết định chuyện chuyên môn. Cho nên, gọi ai, vị trí như thế nào là thẩm quyền của họ vì những con người này chịu trách nhiệm về sự thành bại của ĐTQG.
Thực tế, đã có rất nhiều người chê bai Văn Đức không đủ sức, đủ tầm, mặc cho cầu thủ ngày đã mang lại kqbd và tỏa sáng rực rỡ tại giải U21 Quốc gia và U21 Quốc tế. Trước giờ ra Hà Nội tập trung, Văn Đức mang tư tưởng “lên để xin về” nhưng rốt cuộc, tiền vệ của SLNA lại trở thành một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng của ông Park trên con đường chinh phục giải đấu ở Trung Quốc.
Nhìn từ Văn Đức, đừng vội kết luận điều gì về việc gọi người của ông Park. Hãy để thời gian chứng minh bởi hơn ai hết, chính họ chẳng muốn chơi trò lego hay những phép thử có độ rủi ro cao.
Văn Đức có những tố chất mà ông Park và cộng sự nhìn thấy và mang lại sự khác biệt trong nền bóng đá cần những nhân tố bí ẩn, hoặc sự đột phá. Đấy cũng là cách mà ông gọi Phạm Đức Huy và biến cầu thủ này thành một “mỏ neo” tuyệt vời bên cạnh Xuân Trường ở Thường Châu.
Cho đến bây giờ, Văn Đức đã trưởng thành vượt bậc và như cầu thủ này thừa nhận, điều đó có được một phần do cách nhìn người, xếp đội hình cũng như những liệu pháp tâm lý vô cùng đặc biệt của BHL.