Nữ thủ khoa quê nghèo từng phải bỏ ước mơ giảng đường
Nữ thủ khoa quê nghèo từng phải từ bỏ ước mơ học đường, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của em. Và nhờ những con người xa lạ, ước mơ giảng đường của em đã được chắp cánh.
Không dám vui khi biết mình đỗ thủ khoa
Cô nữ sinh dân tộc Mường, biết mình đỗ thủ khoa nhưng đâu dám vui. Nhung hiện đang cư trú tại thôn Làng Pheo thuộc vùng sâu, vùng xa nhất của xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây đất đai cằn cỗi, cư dân thưa thớt và là địa bàn có nhiều người Mường sinh sống. Phần đông các gia đình nơi đây đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc cũng chỉ đắp đổi qua ngày.
Theo tin tức 24h chúng tôi cập nhật được từ những lời chia sẻ của cô giáo, từ tận đáy lòng mình, cô Lê Thị Hoa (giáo viên môn Ngữ Văn – trường THPT Thọ Xuân 5) mở lời về lứa học trò tuy sống trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng đầy bản lĩnh.
Em Hà Thị Nhung (học sinh lớp 12 trường THPT Thọ Xuân 5) là một trong những lứa học sinh xuất sắc của cô giáo Hoa trong kỳ thi THPT Quốc Gia vừa qua.
Nữ thủ khoa quê nghèo 18 tuổi dân tộc Mường, thực sự rất bản lĩnh với nỗ lực 200% đã giành điểm số 25,75 tổ hợp 3 môn Văn – Sử – Địa để trở thành thủ khoa ngành Tâm lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (TP. Hà Nội).
Nhưng chẳng ai như cô bé ấy, biết tin mình đỗ thủ khoa nhưng em lại chẳng dám vui. Nhà nghèo quá, Nhung tính bỏ học đi làm công nhân kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Miền quê nghèo cha mẹ không đủ sức trong 4 năm ăn học
Chú Hà Văn Sáu và cô Hà Thị Thoa dắt nhau từ vùng quê nghèo Nên duyên vợ chồng từ thời mười tám, đôi mươi Triệu Sơn lên Làng Phèo để lập nghiệp. Sinh được 7 người con, Nhung là con thứ 7 – đứa con “dốt” trong gia đình.
Để có thể tìm đến căn nhà gỗ cấp 4 của chú Sáu, cô Thoa, đoạn đường bùn đất, thỉnh thoảng sạt lở là một thách thức cực lớn. Bà con nơi đây quanh năm cứ đến mùa mưa lại nơm nớp lo sợ thiên tai. Cả gia đình Nhung là người dân tộc Mường, chủ yếu bám vào sào ruộng là chính. Năm ngoái, cô Thoa bị tê cứng thần kinh dẫn đến liệt nửa người. Sang năm nay, đến lượt chú Sáu phát bệnh.
Sau một lần cấp cứu tưởng chết, bác sĩ chẩn đoán chú bị suy tim giai đoạn cuối. Mọi công việc lớn nhỏ trong nhà bây giờ đều một tay cô Thoa gánh vác, chú Sáu không làm được gì nữa. Chú thỉnh thoảng đi lại ngoài sân rồi quẩn quanh trong vườn, chú hầu như không nói gì, chỉ im lặng và quan sát mọi người.
Nữ thủ khoa quê nghèo xác định tư tưởng thi xong THPT Quốc gia sẽ lên thành phố đi làm kiếm tiền, Nhung xách ba lô thẳng tiến công ty may Hải Dương xin một suất làm công nhân. Thậm chí, cô giá nhỏ này khi có điểm thi và biết mình đậu Đại học, Nhung vẫn không có ý định đăng ký xét tuyển để theo học. Sau 2 tuần, Nhung nhận được một cuộc điện thoại đặc biệt.
Người mẹ thứ hai mang tên cô giáo
Cô hoa với hơn 12 năm tâm huyết làm nghề, cô Hoa nhiều đêm trăn trở về lứa học trò năm nay của mình.
Nữ thủ khoa quê nghèo em Nhung là một trong ba em học sinh xuất sắc nhất đều xuất thân từ vùng quê Làng Phèo quá nghèo khổ. Bản thân mỗi em đều có thực lực nhưng tương lai chỉ dựa vào mỗi thực lực thôi vẫn chưa đủ.
Cô Hoa quyết định giúp đỡ và thuyết phục bố mẹ Nhung. Cô xuống tận nhà học sinh để xin phép cô Thoa và chú Sáu cho Nhung được đi học. Việc suy nghĩ trước mắt là tương lai sau này của con cái, còn tiền bạc cứ để mọi người xung quanh giúp đỡ.
Sau lời kêu gọi của cô giáo Hoa, đã có rất nhiều cá nhân, nguồn trợ cấp xã hội các mạnh thường quân xin đứng ra hỗ trợ chi phí học tập 4 năm cho em Nhung.
Các mạnh thường quân cho biết sẽ gửi tiền học phí đến thẳng giảng đường nơi em học, đảm bảo Nhung có thể đến lớp mà không lo về học phí. Hiện tại, cô Hoa đã ngưng nhận tài trợ vì số tiền học phí đã đủ cho 4 năm học của Nhung. Niềm hạnh phúc mà người mẹ thứ hai mang tên cô giáo đã giúp nhung có thể thực hiện ước mơ bước tới giảng đường của mình.