Bộ Sản phẩm loa Milo Sau hơn 15 tháng nghiên cứu bởi đội ngũ kỹ sư của Lumi Việt Nam. Loa có thiết kế hình trụ tương tự Apple HomePod nhưng nhỏ hơn, lưới bảo vệ bằng kim loại bọc vải, phía trên là khung kính cường lực kèm bàn điều khiển chức năng bằng cảm ứng. Thiết bị này từng được triển lãm tại CES 2018 diễn ra hồi đầu năm nay.

Loa milo thông minh
Sản phẩm loa Milo Sau hơn 15 tháng nghiên cứu bởi đội ngũ kỹ sư của Lumi Việt Nam

Bên trong Milo là một củ loa 10W, màng loa sản xuất bởi Peerless (Đan Mạch) cùng bộ cộng hưởng bass cho chất lượng âm trầm tốt hơn. Tuy nhiên, chiếc loa này không hoàn toàn chỉ dùng để nghe nhạc, thay vào đó ứng dụng công nghệ mới này có thể  điều khiển các thiết bị khác một cách thông minh.

Loading...

Bộ điều khiển của Loa Milo nằm phía trên loa, bên trong gồm vi xử lý lõi tứ tốc độ 1,2 GHz, RAM 512 MB, bộ nhớ trong từ 4 GB đến 64 GB làm nhiệm vụ xử lý âm thanh, giọng nói của người dùng và chuyển lên server trực tuyến cũng như lưu trữ một số câu lệnh cơ bản phòng trường hợp mất kết nối Internet.

Bên trên Lumi là ba micro có khả năng thu giọng nói và lọc tạp âm một cách nhanh nhậy. Tương tự “Ok Google” trên GoogleHome, “Hey Siri” trên Apple HomePod hay “Alexa” trên Amazon Echo, Milo cho phép gọi “Ok Milo” hay “Ok Lumi” kèm câu lệnh để yêu cầu loa thông minh thực hiện thao tác gì đó, như bật/tắt đèn ngủ, đóng/mở rèm, bật/tắt máy lạnh… Ví dụ, “Ok Lumi, bật đèn phòng ngủ”, thông tin sẽ được tiếp nhận tại loa Milo và truyền đến server của Lumi. Tại đây, bộ điều khiển trung tâm của Lumi sẽ nhận thông tin và “ra lệnh” cho công tắc bật đèn phòng ngủ.

Bộ sản phẩm thông minh loa Milo
Bộ sản phẩm loa thông minh này có thể điều khiển được các vật dụng thông minh trong nhà

Lumi có thể tiếp nhận và xử lý các giọng nói nhiều vùng miền khác nhau từ Bắc, Trung, Nam nhờ vào việc ược hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và thuật toán nhận dạng tiếng Việt. Chiếc loa này đã được “huấn luyện” nhận dạng tiếng Việt hơn 500 giờ thông qua máy học (machine learning) và đang tiếp tục tăng cường.

Hơn thế, Lumi cũng sắp đưa vào khả năng nhận dạng ngôn ngữ tự nhiên hơn thay vì rập khuôn theo từng câu lệnh. Ví dụ, thay vì nói “OK Lumi, mở đèn” thì có thể nói là “OK Lumi, phòng tối quá” để bật sáng đèn.

Tuy nhiên, ngoài khả năng nhận diện tiếng Việt khắp mọi miền, Lumi vẫn còn khá nhiều nhược điểm nếu so sánh với các loại loa thông minh khác trên thị trường, như phải kết nối với server từ xa khiến tốc độ phản hồi rất chậm và không thể thao tác nhiều nếu mất kết nối Internet;

Ngoài ra, loa Milo chỉ hoạt động tốt ở môi trường yên tĩnh và khoảng cách 5 đến 6 mét là tối ưu nhất; buộc phải kết nối có dây với nguồn điện khiến việc di chuyển khó khăn hơn; khả năng nhận dạng giọng nói miền Trung đang kém… Đại diện Lumi cho biết, họ sẽ dần cải thiện những nhược điểm này thời gian tới.

Hiện loa Milo có ba màu sắc gồm đen, xám và vàng, bán ra thị trường thời gian tới với giá 4,73 triệu đồng.