Triệu chứng thủy đậu ở người lớn và trẻ em biểu hiện thế nào?

Thủy đậu được xem là căn bệnh được coi là bệnh lành tính, nhưng chúng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng thủy đậu ở người lớn, trẻ em biểu hiện thế nào? cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bệnh thuỷ đậu là gì? có nguy hiểm không?

Thủy đậu là một trong những loại bệnh được hình thành do siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, do đó, bệnh thủy đậu là một căn bệnh rất dễ lây truyền từ người này qua người khác. Khi 1 người bệnh mang siêu vi thủy đậu nói chuyện hoặc hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho… thì khi đó các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi.

Khi những người khác tiếp xúc có thể sẽ bị lây chứng bệnh ngay. Bệnh thủy đậu xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, đối với trẻ em đối tượng dễ mắc bệnh này nhất. Thông thường, từ lúc người bệnh nhiễm phải siêu vi thủy đậu, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh – là khoảng 2 -3 tuần.

Triệu chứng thủy đậu biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng thủy đậu biểu hiện như thế nào?

Bệnh thủy đậu được xem là căn bệnh lành tính, tuy nhiên khi phát hiện dấu hiệu hay triệu chứng thủy đậu, người bệnh không nên chủ quan. Cần đến nhanh các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện bệnh và có phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Tránh để lâu ngày, bệnh sẽ gây phiền toái, ảnh hưởng lớn đến chúng ta trong đời sống sinh hoạt và công việc.

Một số triệu chứng thủy đậu người bệnh cần lưu ý

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở người lớn

Theo tintuc2.com cho hay, về triệu chứng thủy đậu đầu tiên khi mắc phải người bệnh sẽ có dấu hiệu bị sốt, và thường là sốt nhẹ trong một vài ngày. Sau khi sốt nhẹ, dấu hiệu tiếp theo là trên da xuất hiện những vết dát đỏ. Ngay lập tức sau chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nến đỏ đó.

Không những vậy, những mụn bóng nước xuất hiện trên cơ thể này thường mọc ở thân mình, sau đó lan dần lên mặt và tay, chân. Lúc đầu mụn bóng nước chỉ chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày, chất dịch đó trở nên đục như mủ. Đến khi được 2-3 ngày nữa, các mụn nước sẽ đóng vẩy, đến lúc khô Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo.

Triệu chứng thủy đậu này ở người lớn còn xuất hiện phổ biến là khi những mụn nước này, chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, khi xuất hiện trên cùng trên 1 vùng da, có thể thấy dấu hiệu xuất hiện bệnh có ở nhiều dạng khác nhau. Nhưng phố biến nhất vẫn là vùng da dát đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy… trong cùng 1 thời gian. Nếu không có biến chứng nguy hiểm, bệnh thủy đậu có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em gồm những gì?

Không chỉ ở người lớn, mà trẻ em còn là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. vậy triệu chứng thủy đậu ở trẻ em biểu hiện như thế nào? Thông thường triệu chứng bệnh thủy đậu xuất hiện ở trẻ em sẽ trải qua 3 thời kỳ cụ thể như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ diễn ra trong thời gian từ 12 đến 14 ngày. Do vậy, thời kỳ ủ bệnh người bệnh chưa phát hiện triệu chứng thủy đậu cụ thể. Thời kỳ này chưa có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của bé. 

Thời kỳ khởi phát thủy đậu

Trong thời kỳ phát bệnh, triệu chứng thủy đậu xuất hiện ở trẻ em thường chưa biểu hiện rõ lắm. Nhưng phổ biến nhất là hiện tượng sốt nhẹ, sổ mũi, trẻ quấy khóc, người khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn, nếu là sốt cao thì nói lên tình trạng nhiễm độc nặng. Ngoài ra còn xuất hiện những triệu chứng khác như: người của bé thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, đôi khi đau bụng nhẹ. Một số trường hợp nổi ban đỏ ở vùng da ở ngực và mất trước khi mọc nốt phỏng.

Thời kỳ toàn phát – triệu chứng rõ rệt

Đến thời kỳ toàn phát, triệu chứng thủy đậu ở trẻ em khá rõ rệt, Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, trẻ còn thường xuyên khó ngủ hoặc ngủ li bì. Mọc nốt phỏng đậu (bóng nước) trên da đầu, chân tóc, sau gáy, dưới cằm, sau đó mọc lan ra khắp toàn thân và tứ chi.

Loading...

Ngoài ra, triệu chứng bệnh thủy đâuk còn mọc ở niêm mạc miệng, làm trẻ khi ăn hay bị đau, khó nuốt, khó nói, hay chảy nước dãi. Đặc điểm nhận dạng của chứng bệnh này là nốt phỏng là có hình tròn nổi trên bề mặt da 2mm, khi mới mọc nốt màu đỏ, những nốt đỏ này sẽ chuyển thành nốt phỏng, 1 đến 2 ngày tiếp theo chuyển thành màu vàng đục.

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em có ảnh hưởng gì không?
Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em có ảnh hưởng gì không?

Ngoài ra, những nốt phỏng xuất hiện trên cơ thể bé mọc nhanh, thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau từ 3 cho tới 4 ngày, làm cho bệnh triệu chứng bệnh thủy đậu kéo dài và trên cùng một diện tích da sẽ xuất hiện. Theo đó, những nốt như phát ban, phỏng trong, đục, đóng vảy xuất hiện trên cơ thể bé. Nốt thủy đậu ngứa làm trẻ hay gãi dẫn đến vỡ nốt phỏng nên rất dễ nhiễm trùng. Đôi khi, triệu chứng thủy đậu ở trẻ còn xuất hiện những nốt thủy đậu ở niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra hiện tượng tiêu chảy, mọc ở đường hô hấp gây ho, khó thở. Xuất hiện dấu hiệu này bởi vì đường tiết niệu gây đái buốt, đái dắt, đái ra máu

Thời kỳ lui bệnh

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em đến thời kỳ lui bệnh, Nốt thủy đậu tồn tại 4 đến 6 ngày rồi khô lại, đóng vảy màu nâu sẫm. Vảy bong chóc sau khoảng 1 tuần không để lại sẹo, trừ khi bội nhiễm. Trường hợp trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, sẽ có diễn biến nặng và hồi phục chậm hơn.

Trên đây là một số triệu chứng thủy đậu ở người lớn và trẻ em, do đó người bệnh cần phát hiện sớm và có phương pháp điều trị nhanh chóng. Bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm, lành tính, nhưng lại gây phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống và sinh hoạt. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần đi thăm khám và có phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, và hiểu biết hơn về căn bệnh này, có cách phòng tránh bệnh hợp lý. 

Loading...